Tìm hiểu về quá trình sàm đóng nhà gỗ 3 gian cổ truyền

Sàm đóng nhà gỗ 3 gian là một trong những công đoạn trong quá trình thi công nhà cổ truyền. Công đoạn này sẽ diễn ra thận trọng và tỉ mỉ nhằm đảm bảo các cấu kiện sẽ chặt chẽ và kín khít. Quá trình này sẽ diễn ra như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Sàm đóng nhà gỗ 5 gian

Đôi nét về căn nhà gỗ 3 gian cổ truyền 

  • Nhà gỗ 3 gian truyền thống là một trong những kiểu nhà cổ truyền của nhân dân ta. 
  • Nhà được làm với nhiều kỹ thuật khác nhau, ở miền Bắc có hai kỹ thuật chính đó là: giá chiêng chồng rường và kẻ truyền. Tại khu vực miền Nam căn nhà 3 gian làm chủ yếu bằng kỹ thuật đóng kèo và đòn tay theo kiểu guốc chè. 
  • Ngôi nhà được chia thành 3 gian, trong đó gian chính giữa là nơi thờ tự gia tiên, hai gian bên là nơi tiếp khách. 
  • Hiện nay kiểu nhà gỗ 3 gian cổ truyền được khá nhiều người ưa thích và thi công đặc biệt là kiểu nhà 3 gian Bắc Bộ làm theo lối kẻ truyền. 
  • Quá trình thi công một căn nhà 3 gian trải qua rất nhiều công đoạn từ: thiết kế, chọn xẻ gỗ, sàm đóng, đục chạm, lắp dựng… 
  • Mỗi công đoạn đều được tiến hành một cách tỉ mỉ, cẩn thận. 
  • Trong đó, đáng chú ý nhất là công đoạn sàm đóng nhà gỗ 3 gian. 

Quá trình sàm đóng nhà gỗ truyền thống 

Kỹ thuật sàm đóng sẽ được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề cao. Bởi đây là một kỹ thuật khó và có vai trò quan trọng trong việc mang đến một căn nhà vững chãi, cân xứng và kiên cố. 

  • Sàm đóng nhà gỗ 3 gian sẽ bắt đầu bằng việc người thợ đo đạc các thông số cấu kiện bằng thước. 
Các bác thợ tiến hành đo đạc
Các bác thợ tiến hành đo đạc
  • Ở bước này, những người thợ sẽ thực hiện việc đo đạc và tính toán thật tỉ mỉ các cấu kiện trước khi thực hiện sàm đóng. 
  • Sau khi đo xong, thợ làm nhà gỗ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh dấu những vị trí cần sàm đóng bằng bút. 
  • Tiếp đó, những người thợ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như: máy cưa xẻ, đục, dùi… để tạo thành các mộng chuẩn trên thân các cấu kiện. 
Người thợ tiến hành sàm đóng
Người thợ tiến hành sàm đóng
  • Bước này đòi hỏi người thợ làm nhà gỗ phải thật chú tâm, tỉ mỉ bởi nếu xảy ra sai sót sẽ khiến cho việc sửa chữa mất thêm công sức, thời gian. 
  • Đường kính mộng cũng như độ nông sâu được đục đã tính toán một cách chuẩn xác từ trước đảm bảo khi cấu kiện ghép nối với nhau sẽ được kín, khít. 
Các cấu kiện ghép nối với nhau
Các cấu kiện ghép nối với nhau
  • Các mộng sau khi đã được đục xong, người thợ làm nhà gỗ tiến hành lắp thử căn nhà gỗ ngay tại xưởng.
  • Quá trình này sẽ đảm bảo trước khi thi công cấu kiện sẽ kết nối hoàn hảo với nhau, hạn chế việc sai lệch khi thi công ngoài thực tế. 
  • Kết thúc bước sàm đóng nhà gỗ 3 gian, những người thợ sẽ tiến hành chạm khắc hoa văn trên các cấu kiện. 

>Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà gỗ 3 gian kết hợp với nhà ngang 2 tầng đẹp

Ý nghĩa của công đoạn sàm đóng nhà gỗ  

  • Sàm đóng là bước quan trọng trong quá trình làm nhà gỗ. 
  • Công đoạn này có mục đích nhằm đảm bảo các cấu kiện sau khi gia công thô xong sẽ được ghép lại với nhau một cách kín, khít. 
  • Các cấu kiện kín, khít và liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên bộ khung nhà gỗ 3 gian vững chãi, ổn định và kiên cố. 
  • Nếu như có sai lệch, người thợ sẽ tiến hành kiểm tra và sửa chữa luôn tại xưởng. 
  • Điều này đảm bảo khi tiến hành lắp dựng ngoài thực tế diễn ra thuận lợi và không xảy ra sai sót.

Vậy là bài viết ngày hôm nay chúng ta đã hiểu hơn về căn nhà gỗ 3 gian với quy trình sàm đóng. Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về ngôi nhà gỗ cổ truyền chúng tôi sẽ đề cập với quý vị trong những bài viết tới đây.

Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc

Hotline: 0936.247.222

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Vũ Việt Cường

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền

>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp mắt

Gọi ngay