Kết cấu nhà gỗ cổ truyền bao gồm rất nhiều cấu kiện khác nhau. Các cấu kiện nhà sẽ liên kết với nhau bằng hệ thống mộng gỗ chặt chẽ và không cần đến đinh vít. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về hệ thống kết cấu những ngôi nhà cổ truyền này.
Lắp dựng nhà gỗ
Kết cấu một căn nhà gỗ cổ truyền sẽ bao gồm những cấu kiện sau đây:
Hệ thống cột nhà trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền
- Trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền, cột là trụ đỡ và là cấu kiện chịu lực quan trọng giữ cho căn nhà kiên cố, vững chãi.
- Cột trong những căn nhà gỗ cổ truyền được chia ra thành 4 loại bao gồm: cột cái, cột con, cột hiên, cột hậu.
- Khi lắp dựng cột hậu sẽ được lắp đầu tiên, sau đó đến cột con và cột cái rồi cuối cùng là cột hiên.
- Cột cái: Trong kết cấu nhà gỗ cổ đây là cột có chiều dài và đường kính lớn nhất trong 4 loại cột kể trên. Nó được xếp ở vị trí chính giữa gian nhà. Thông thường nhà gỗ cổ truyền làm với 1 hoặc 2 hàng cột con, phần cột cái ở gian giữa sẽ trốn đi.
- Cột con: có chiều dài và đường kính lớn thứ hai, chỉ sau cột cái. Cột con được xếp một hàng phía trước và một hàng phía sau cột cái.
- Cột hiên: là cột đặt ở khu vực hiên nhà gỗ. Cột hiên có chiều dài và đường kính nhỏ hơn cột cái và cột con.
- Cột hậu: đặt ở vị trí sau nhà, cột hậu có đường kính bằng với cột hiên.
Hệ thống xà trong kết cấu nhà gỗ
- Xà là các cấu kiện có nhiệm vụ liên kết các cột trong nhà gỗ lại với nhau.
- Xà nóc: hay còn gọi là thượng lượng có vị trí ở đỉnh mái nhà
- Xà lòng: có nhiệm vụ liên kết các cột cái trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền.
- Xà nách: có nhiệm vụ liên kết các cột cái với cột con trong khung nhà lại với nhau.
- Xà thượng: có tác dụng liên kết phần gần trên đỉnh cột cái lại với nhau.
- Xà hạ: Trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền, xà hạ nằm phía dưới xà thượng và nằm phía trên quá giang giúp liên kết các cột cái lại với nhau.
- Xà tử hạ: liên kết phần phía trên các đầu cột con lại với nhau
- Xà tử thượng: liên kết phần các cột con với nhau nằm ở vị trí dưới xà tử hạ.
- Xà ngưỡng: liên kết dưới chân các cột con với nhau. Ta quen gọi xà này là ngưỡng cửa.
- Xà hiên: có chức năng liên kết phần phía trên đầu các cột hiên với nhau.
>Xem thêm: Tìm hiểu kích thước nhà lục giác trong thiết kế và thi công
Hệ thống kẻ trong căn nhà gỗ cổ truyền
- Ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc bộ còn có một tên gọi khác là nhà gỗ kẻ truyền. Điều này xuất phát từ bộ vì nhà gỗ các kẻ được làm truyền với nhau.
- Kẻ là các dầm đơn đặt theo chiều dốc của mái nhà gỗ cổ truyền.
- Kẻ ngồi: Kẻ ngồi là kẻ gác từ cột cái sang cột con trong bộ vì nhà gỗ kẻ truyền.
- Kẻ truyền là kẻ gác từ cột con sang cột hiên trong bộ vì nhà gỗ cổ truyền.
Hệ thống rường trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền
- Chồng rường: Chồng rường là những đoạn gối đỡ mái được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chồng sẽ thu ngắn lại theo chiều vát của mái nhà. Những con rường ở trên có chiều dài ngắn hơn những con rường ở phía dưới.
- Rường bụng lợn: Rường bụng lớn là cấu kiện có nhiệm vụ đỡ lấy xà noc. Phía dưới rường bụng lợn là ván lá đề.
- Rường cụt nằm ở vì nách. Cũng giống như chồng rường, chiều dài của rường cụt cũng làm thu ngắn dần khi lên đỉnh mái.
Kết cấu nhà gỗ phần mái
- Hoành: là hệ thống dầm chính đỡ mái nằm song song với chiều dài của nhà gỗ.
- Rui: là hệ thống dầm phụ đặt vuông góc với hoành và gối lên hoành.
- Mè: là hệ thống dầm phụ nhỏ đặt vuông góc với rui và nằm gối lên rui.
- Gạch màn: là loại gạch được người thợ lợp trước khi lợp ngói. Gạch màn có tác dụng tạo mặt phẳng cho mái và chống nóng.
- Ngói: được lợp sau khi đã lợp xong gạch màn, ngói thường sử dụng là ngói ta nung truyền thống màu sắc đẹp mắt và mọc rêu sau khi sử dụng trong một thời gian dài.
Ngoài những cấu kiện trên, căn nhà gỗ cổ truyền có có những cấu kiện khác như: câu đầu, đầu dư, ván lá đề, cửa bức bàn, bẩy cò,….
Trên đây là một hệ thống kết cấu nhà gỗ cổ truyền cơ bản và đầy đủ. Có thể thấy để tạo ra một căn nhà gỗ thật không phải đơn giản và cần phải có những đơn vị thi công giàu kinh nghiệm, hiểu biết mới làm nên được những công trình đậm chất cổ truyền.
Liên hệ đơn vị uy tín chuyên thiết kế nhà gỗ cổ truyền
Kiến trúc Phúc Lộc là một đơn vị chuyên thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền. Như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ từ đường, nhà gỗ sân vườn…Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và nghiên cứu kiến trúc cổ truyền.
Chúng tôi luôn đảm bảo từng chi tiết thiết kế sẽ mang lại những giá trị tinh thần. Cũng như thể hiện đúng nét kiến trúc cổ truyền của Bắc Bộ.
Được thừa hưởng tinh hoa kiến trúc từ các nghệ nhân làm nhà gỗ tại làng nghề Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc nhà Bắc Bộ. Đến nay kiến trúc Phúc Lộc đã thiết kế nhiều công trình trên cả nước. Trong số đó rất nhiều công trình đã được thi công trên thực tế. Điển hình như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An…
Ngoài việc thiết kế, thì chúng tôi còn có cơ sở trực tiếp sản xuất. Đông thời thi công trọn gói công trình. Mang tên thương hiệu là nhà gỗ Phúc Lộc.
Nhà Gỗ Phúc Lộc là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề làm nhà gỗ kẻ truyền. Được thành lập và đi lên dưới sự quản lý của chuyên gia nhà gỗ Nguyễn Huy Khiêm. Cùng đội ngũ các bác thợ lâu năm, giàu kinh nghiệm trong làng Chàng Sơn.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Vũ Việt Cường
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp mắt