Nhìn vào căn nhà gỗ 3 gian 2 dĩ điểm ấn tượng nhất của căn nhà này đó chính là phần mái dốc lợp ngói đỏ vô cùng thân thuộc, mang trong mình đậm nét văn hóa cổ truyền. Phần mái của căn nhà này được làm rất kỹ càng và kiên cố với hệ cấu kiện liên kết chặt chẽ với nhau. Bài viết ngày hôm nay sẽ gửi đến quý vị chi tiết về kết cấu mái của căn nhà này.
Lắp dựng nhà gỗ 3 gian 2 dĩ
Đặc trưng mái nhà gỗ
Nhà gỗ 3 gian là một trong những kiến trúc cổ truyền tiêu biểu của Việt Nam. Căn nhà nổi bật với phần mái lợp ngói và phần tường xây gạch không trát rất thô mộc. Mái nhà được làm với độ dốc tương đối lớn lên đến 68%. Độ dốc này giúp cho nước mưa thoát nhanh trên bề mặt mái và hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào căn nhà.
Thông thường, mái nhà gỗ cổ truyền 3 gian 2 dĩ sẽ được làm rất đẹp với bờ nóc, bờ chảy đắp xi măng tạo thành đường viền đẹp mắt. Trên mái nhà còn có trang trí bởi đấu lớn, chiện góc, gạch hoa chanh, đại tự… trở thành những điểm nhấn nhá thú vị cho phần mái ngôi nhà cổ truyền.
Mái nhà gỗ cổ truyền 3 gian 2 dĩ lợp ngói ta thủ công, loại ngói này có sắc nâu đỏ rất đẹp. Ngói được gia công kỹ càng mang lại độ bền cao cho các công trình nhà cổ. Đặc biệt sau khi sử dụng một thời gian dài, mái nhà mọc rêu xanh trông rất cổ kính.
Kết cấu mái nhà gỗ
Nếu chỉ nhìn sơ lược từ bên ngoài, ta sẽ thấy phần mái nhà gỗ rất đơn giản với 2 mái dốc ghép với nhau. Tuy nhiên, kết cấu mái của căn nhà này lại rất phức tạp về hệ thống hoành – rui – mè – ngói cổ liên kết chặt chẽ với nhau. Sự chắc chắn và chặt chẽ của hệ thống mái này đảm bảo che chắn cho căn nhà kiên cố trước các tác động của thời tiết.
Hoành trong hệ mái nhà gỗ 3 gian 2 dĩ
Hoành là cấu kiện mái đặt theo chiều dọc của căn nhà. Chiều dài của các hoành sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ rộng của bước gian. Trong hệ mái nhà gỗ 3 gian 2 dĩ hoành được coi là dầm chính, là bộ phận chịu lực chủ đạo trong công trình nhà cổ.
Vì là bộ phận chịu lực chủ đạo cho hệ mái, các thanh hoành được làm với kích thước to hơn kích thước của những cấu kiện mái khác như mè, rui.
Rui trong hệ mái nhà gỗ cổ truyền
Nằm gác lên hoành là lớp các cấu kiện rui. Rui đặt vuông góc với hoành và đặt dọc theo chiều dốc của mái nhà. Rui được coi là dầm phụ trong hệ thống mái nhà gỗ cổ truyền nằm giữa hoành và mè. Các thanh rui sẽ có khoảng cách ngắn hơn khoảng cách giữa các thanh hoành. Các thanh rui sẽ nằm cách nhau một khoảng đều đặn.
Mè trong hệ mái nhà cổ
Mè là cấu kiện nằm gác lên rui, theo đó chúng sẽ được đặt vuông góc với rui và song song với hoành. Khoảng cách giữa các thanh mè sẽ rất nhỏ, chỉ đủ để hở cho việc lợp ngói.
>Xem thêm: Lý do nhà gỗ lim 5 gian luôn được nhiều gia đình lựa chọn thi công
Ngói ta truyền thống
Ngói là một phần không thể thiếu trong hệ mái của những ngôi nhà gỗ 3 gian 2 dĩ. Có 2 loại ngói thường dùng để lợp mái nhà đó là ngói thủ công và ngói công nghiệp. Thông thường làm những căn nhà cổ, gia chủ ưa chuộng dùng loại ngói thủ công hơn cả. Bởi ngói có sắc rất đẹp màu nâu sẫm cổ điển. Ngoài ra, khi sử dụng trong khoảng thời gian lâu dài, ngói mọc rêu phong nhìn rất đẹp mắt.
Vậy là trong bài viết ngày hôm nay chúng ta đã khám phá một phần về căn nhà gỗ 3 gian 2 dĩ với kết cấu mái được làm rất chắc chắn với nhau. Cùng đón xem những bài viết sau của chúng tôi để hiểu thêm về nhà gỗ cổ truyền.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Vũ Việt Cường
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp mắt