Tìm hiểu sơ qua về kiến trúc đình làng bắc bộ

Nói về kiến trúc đình làng bắc bộ thì ta hiểu ngày đây là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân Việt Nam. Nơi đây chứng kiến những phong tục, tập quán và là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu về kiến trúc đình làng Bắc Bộ qua bày viết này nhé.

Ý nghĩa đình làng bắc bộ

Đây là nơi thờ thành hoàng làng, vị thần núi, thần sông, thần biển – Hay những vị thần đi vào sử sách Việt như Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng…với công lao dựng nước và giữ nước. Đó cũng là một tín ngưỡng tốt đẹp của người dân việt nam.

Đình làng là nơi diễn ra mọi hoạt động văn hóa của người dân trong làng, hay các công việc hành chính theo hương ước, lệ làng. Một biểu tượng mang tính tự trị, kết nối được cộng đồng sẽ vẫn tiếp tục được phát huy trong thời đại ngày nay.

Đặc  biệt, trong những dịp lễ, hội hè, hay tổ chức trò chơi dân gian thì đều được tổ chức tại đình làng để gắn kết mọi thành viên với nhau. Đây thực sự là cái nôi của văn hóa Việt Nam.

Một số thiết kế kiến trúc đình làng bắc bộ cổ vẫn còn lưu giữ đến ngày nay đó là đình Thụy Phiêu gần 500 tuổi, đình Thổ Tang, đình Chu Quyến,

Bản thiết kế đình làng
Bản thiết kế đình làng

Đặc điểm kiến trúc đình làng bắc bộ

Những đình làng được xây dựng đầu thế kỷ 16 thường được xây dựng kiểu hình chữ nhất, với nếp nhà ngang. Phía bên trong có nhiều gian, được phân cách bởi cột nhà. Gian giữa sẽ là gian thờ thành hoàng làng – người có công lập làng-  cũng chính là nơi cân đối cho bài trí xung quanh. Trong đó, bàn thờ lùi sâu vào bên trong. Còn 2 gian 2 bên sẽ là nơi tụ hợp, nghỉ ngơi.

Tòa đại đình sẽ là kiến trúc quan trọng nhất, và có những chi tiết phức tạp nhất. Nơi hành lễ sinh hoạt của người dân nên có kích thước rộng rãi, không gian bề thế, trang trọng.

Mái đình khá dày, tuân theo tỷ lệ nhất định và chiếm đến hơn ½ chiều cao của đình làng. 4 góc mái xòe rộng ra. Nhưng không tạo cảm giác nặng nề bởi đỉnh mái hướng lên trên. Cùng với đó là một số nét chạm khắc trang trí hình rồng phượng, con nghê hay hình ảnh gần gũi, đời thường như hình hoa lá, cây cỏ, con người lao động. Hay những tập tục chèo thuyền, đấu vật, kéo co của người dân đều được tái hiện lại qua hình chạm khắc dân gian.

Nhà Tiền Tế mở rộng với xung gian bên ngoài, tạo cái nhìn thông thoáng. Mặc dù có diện tích nhỏ hơn, nhưng vẫn mang không khí trang nghiêm. Xung quanh là ao hồ, giếng nước, sân đình. Tất cả đã tạo nên một tổng thể kiến trúc đình làng bắc bộ hoàn chỉnh, hợp với phong thủy, và đáp ứng công năng sử dụng.

Đơn vị nhận thiết kế đình làng

Nhà gỗ Phúc Lộc với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiến trúc cổ truyền, chúng tôi tự hào là đơn vị thi công nhiều công trình trên cả nước trong đó có công trình Thủy Đình của bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Xưởng sản xuất có quy mô rộng và 3 xưởng sản xuất độc lập, được đặt ở chân núi chùa Tây Phương, Chàng Sơn Thạch Thất Hà Nội. Đây là nơi có tiếng về làng nghề làm nhà gỗ trên cả nước.

Nhằm giữ lại truyền thống làng nghề, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm, đã nối lại nghề của ông cha truyền lại để cho làng nghề Chàng Sơn không bị mai một.

Mọi thông tin quý Khách Xin vui lòng liên hệ 0973 812 666 để được chúng tôi tư vấn.

>> Mời quý bị tham khảo Viết chữ trên câu đầu nhà gỗ cổ truyền

Gọi ngay