Nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ – Công trình kiến trúc cổ xưa đặc sắc

Nhà gỗ kẻ truyền được coi là một biểu tượng văn hóa lâu đời, gắn với nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Hiện nay, nhà kẻ truyền được nhiều người ưa chuộng bởi mong muốn tìm lại khung cảnh thanh bình, tĩnh lặng của miền đồng bằng Bắc Bộ xa xưa.

Tham khảo thêm video nhà thờ gỗ 3 gian tại Hiệp Hòa – Bắc Giang

Nhà gỗ kẻ truyền là gì?

Nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Giống như Tây Nguyên có nhà rông thì đồng bằng Bắc Bộ thời xưa được đặc trưng bởi nhà kẻ truyền. Nhà gỗ kẻ truyền là thiết kế nhà truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

Kiến trúc nhà kẻ truyền Bắc Bộ dựa trên các thiết kế hoàng cung. Mang đến sự uy nghiêm và sang trọng cho ngôi nhà. Chất liệu đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền là trụ cột kèo chống giữa nhà, gỗ cổ kính, mái ngói rêu phong và sân vườn rộng rãi.

Kết cấu nhà kẻ truyền

Bộ vì của nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Có thể nói, kiến trúc nhà gỗ cổ truyền là đỉnh cao của ngành kiến trúc nước nhà. Dưới đây là kết cấu nhà kẻ truyền:

  • Hệ thống cột nhà: Cột nhà kẻ truyền có nhiều loại khác nhau và được gọi theo tên. Ví dụ như: Cột con, cột cái, cột hậu hoặc là cột hiên,… 
  • Hệ thống xà: Xà nhà kẻ truyền được chia thành xà nằm ngoài khung và xà nằm trong khung. Công dụng chính là tạo sự cân đối, hài hòa và không bị lệch trọng lượng.
  • Hệ thống kẻ: Hay còn gọi là dầm đơn, giúp liên kết các hệ cột thông qua mộng lại với nhau. 
  • Con rường: Đây chính là phần bộ phận gối nâng đỡ của mái nhà. Con rường được xếp chồng lên nhau, khi có sự cân đối với chiều vát của mái nhà, chiều dài của con rường sẽ được thu ngắn lại. 
  • Hệ thống con lợn: Một trong những kết cấu nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ đó là hệ thống con lợn, với nhiệm vụ chính là đỡ xà nóc. Bên dưới hệ thống con lợn là phần ván, nhằm mục đích chạm trổ và trang trí hoa văn.
  • Hệ thống rường cụt: Là bộ phận ở giữa cột cái và cột hậu ngôi nhà. Rường cột có nhiệm vụ là đỡ hoành. 
  • Kết cấu của mái nhà kẻ truyền: Bao gồm hoành, rui, gạch màn và là ngói mũi. Mỗi bộ phận của mái nhà sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau.

Sự khác nhau giữa nhà kẻ truyền Bắc Bộ và Nam Bộ

Nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Đối với nhà gỗ, mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng về kỹ thuật cũng như chất liệu khác nhau. Giữa nhà gỗ cổ chuyền Bắc Bộ và Nam Bộ, chúng sẽ có những điểm khác như sau:

  • Về cấu trúc: Nhà kẻ truyền tại Bắc Bộ được dựng lên bằng sơ đồ mạch lạc, mỗi một chi tiết được tính toán hợp lý, tạo nên không gian đủ rộng để ở và thờ cúng riêng biệt. Còn nhà Nam Bộ có cấu trúc đơn giản, chia thành các gian vừa đủ để sinh sống.
  • Chạm trổ hoa văn: Nhà kẻ truyền Bắc Bộ được chạm khắc tinh tế, tạo nên cái hồn của ngôi nhà. Nhà Nam bộ lại chạm khắc miêu tả cuộc sống sinh hoạt của người dân là chủ yếu.
  • Về kỹ thuật xây dựng: Nhà kẻ Bắc Bộ dùng búa nặng để ghép nối thật chắc chắn các khớp lại với nhau để dựng kèo nhà. Tại miền Nam thì sẽ sử dụng kỹ thuật đóng kèo kiểu guốc hè.
  • Kích thước giữa 2 loại nhà kẻ: Quy mô của nhà gỗ cổ chuyền Bắc Bộ rộng hơn so với Nam Bộ.
  • Mái nhà: Mái nhà kẻ truyền Nam Bộ được làm từ lá cọ, lá dừa phơi khô. Còn mái nhà Bắc Bộ được làm từ ngói gỗ…

Phân loại nhà kẻ truyền

Là một trong những loại hình nhà ở cổ truyền độc đáo, mang nét hoài niệm cổ xưa, có thể phân loại nhà kẻ truyền theo hai tiêu chí sau đây:

Nhà gỗ kẻ truyền theo chất liệu

Gỗ lim làm nhà cổ truyền

Chất liệu của nhà kẻ truyền bao gồm:

  • Nhà kẻ truyền Bắc Bộ bằng gỗ mít
  • Nhà  kẻ truyền Bắc Bộ bằng gỗ lim
  • Nhà  kẻ truyền Bắc Bộ bằng gỗ xoan

Nhà gỗ truyền theo hình thức

Nhà gỗ 2 mái 3 gian

Nhà kẻ truyền Bắc Bộ còn được phân loại theo số lượng gian và chái:

  • Nhà kẻ truyền 3 gian Bắc Bộ
  • Nhà kẻ truyền Bắc Bộ 5 gian hoặc 3 gian 2 chái
  • Nhà kẻ truyền Bắc Bộ 7 gian hoặc 5 gian 2 chái
  • Nhà gỗ 9 gian hoặc 7 gian 2 chái.

Với các hình thức mái như sau:

  • 2 mái, 2 đầu hồi bít đốc
  • 4 mái, 2 mái phụ và 2 đầu hồi gọi là 2 chái nhà. Mỗi chái nhà kẻ truyền Bắc Bộ gồm có 1 hàng cột quân, các hàng cột này xoay vuông góc so với các hàng cột trong các gian chính.
  • Nhà kẻ truyền có 8 mái chồng diêm.

Mẫu nhà kẻ truyền được ưa chuộng nhất hiện nay

Nhà kẻ truyền tại Bắc Bộ được phân chia theo số gian. Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia chủ, có thể xây dựng nhà kẻ truyền 3 gian, 4 gian, 5 gian hoặc thậm chí là 7 gian.

Trong đó, phổ biến nhất là nhà kẻ truyền 3 gian và 5 gian với 2 chái, bởi nó phù hợp với diện tích, cũng như nhu cầu sử dụng và giá tiền.

Nhà gỗ 3 gian kẻ truyền

Căn nhà gỗ 3 gian kẻ truyền

Nhà gỗ kẻ truyền 3 gian là kiểu dáng nhà có thiết kế với 3 gian phòng. Đó là gian giữa và 2 gian ở hai bên cạnh. Gian nhà chính giữa sẽ là nơi để tiếp khách và thờ cúng tổ tiên, 2 gian còn lại sẽ dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

>Xem thêm: Báo giá thiết kế nhà gỗ 5 gian chi tiết mới nhất

Nhà gỗ 5 gian kẻ truyền

Căn nhà gỗ 5 gian kẻ truyền

Với nhà gỗ 5 gian kẻ truyền, sẽ tương ứng với 5 gian chức năng khác nhau, bao gồm gian tiếp khách, thờ cúng tổ tiên, gian phòng sinh hoạt hoặc gian phòng trà đạo, đọc sách… tùy vào nhu cầu của gia chủ.

Những mẫu nhà gỗ kẻ truyền đẹp nhất hiện nay

Mẫu nhà gỗ 3 gian
Nhà gỗ 3 gian 12 cột
Nhà gỗ 3 gian 22 cột
Căn nhà gỗ 5 gian kẻ truyền
Căn nhà gỗ 5 gian
Nhà gỗ 3 gian

Dưới đây sẽ là những mẫu nhà kẻ truyền Bắc Bộ đẹp nhất hiện nay cho gia chủ tham khảo và lựa chọn làm nơi sinh sống, nghỉ ngơi:

Nhà gỗ kẻ truyền chính là biểu tượng văn hóa của người Việt. Trong những năm gần đây, loại hình nhà ở này được rất nhiều gia chủ tìm hiểu và thực hiện. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu thiết kế mẫu nhà nhà cổ kẻ truyền, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn từ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm nhà gỗ uy tín, chất lượng cao.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền

>Tham khảo những dự án thi công nhà gỗ 

Gọi ngay