Khác với ngoại thất bên ngoài, thì nội thất nhà gỗ cổ truyền bên trong cũng là điều hết sức quan trọng. Vậy quý vị đã biết phần nội thất này được sắp xếp như thế nào là đúng chuẩn. Những gợi ý về cách sắp xếp dưới đây sẽ là một kiến thức không thể bỏ qua.
Tìm hiểu về nội thất nhà gỗ cổ truyền
Nội thất nhà gỗ cổ truyền là cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà. Với mục đích hỗ trợ các hoạt động của mọi thành viên trong gia đình. Đối với nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ một số nội thất cơ bản sẽ thường bao gồm: án gian, trường kỷ, hoành phi câu đối, sập gụ tủ chè…
Nội thất giúp cho căn nhà trở nên đầy đủ và hợp phong cách cổ xưa. Điều này sẽ khiến những ai bước vào ngôi nhà gỗ cổ truyền sẽ tìm lại được cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Video về các mẫu hoành phi đẹp của nhà gỗ cổ truyền
Cách sắp xếp nội thất nhà gỗ phù hợp
Thiết kế nội thất chưa bao giờ là công việc đơn giản đối với các kiến trúc sư. Nhất là lĩnh vực nội thất của mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Việc phối hợp hài hòa giữa các màu sắc, đồ vật và ánh sáng trong ngôi nhà nhằm tạo ra sự tiện lợi và thoải mái là điều không hề dễ dàng. Sau đây sẽ là gợi ý những cách sắp xếp nội thất nhà gỗ cổ truyền một cách phù hợp nhất.
Thứ nhất: Án gian
Án gian được xem là một phần nội thất thiết yếu của nhà gỗ cổ truyền. Thường sẽ được làm bằng gỗ mít hoặc gỗ lim. Phục vụ mục đích thờ cúng gia tiên. Phần nội thất này sẽ được sắp đặt ở gian chính giữa của ngôi nhà. Đây là vị trí bất di bất dịch để đặt án gian, cũng là vị trí trang trọng nhất của nhà gỗ cổ truyền.
Thứ hai: Hoành phi câu đối
Phần nội thất hoành phi câu đối là cấu kiện hết sức quen thuộc. Trên hoành phi câu đối sẽ ghi những chữ viết nhằm răn dạy và giáo dục con cháu. Vị trí của phần nội thất này thường sẽ là gian chính giữa trước án gian của nhà gỗ cổ truyền. Thế nhưng có rất nhiều gia chủ thường đặt thêm một bức hoành phi câu đối nữa ở những gian biên bên cạnh.
Thứ ba: Bộ trường kỷ
Trường kỷ là bộ bàn ghế dài tiếp khách của nhà gỗ cổ truyền. Cũng được làm từ gỗ tự nhiên. Các kiến trúc sư thường sẽ sắp xếp những phần nội thất này ở 2 gian biên. Tùy thuộc vào sự tiện lợi và nhu cầu sử dụng mà sẽ để ở gian bên trái hoặc phải.
Thứ tư: Tủ chè
Tủ chè là phần nội thất được nghe nhiều ở những mẫu nhà gỗ truyền thống. Với công dụng để chứa đựng những món đồ nhỏ trong sinh hoạt chung. Tủ chè thường sẽ đặt về hai gian biên của ngôi nhà, vừa làm món đồ trang trí, vừa là nơi hết sức tiện dụng.
Thứ năm: Sập gỗ
Sập là một mảng gỗ to được để trơn hoặc chạm khắc hoa văn. Theo những kiến trúc sư thì sập sẽ nên đặt về góc trong cùng của các gian biên, sát với vách nhà gỗ. Tuy nhiên, có nhiều gia chủ sẽ đặt ở gian chính giữa, nhưng số này thì rất ít.
Thứ sáu: Cuốn thư
Trong nhà gỗ cổ truyền cuốn thư sẽ được sắp đặt trước cửa nhà, đặt trên phần gian thờ chính giữa. Đây là có thể coi là một bức họa, bức tranh được viết các chữ Hán. Mục đích là giáo dục và răn dạy con cháu về những điều tốt đẹp.
Trên đây là một số gợi ý về cách sắp xếp những phần nội thất trong ngôi nhà gỗ cổ truyền. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng gia chủ, cũng như gu thẩm mỹ của họ.
Liên hệ với đơn vị chuyên xây dựng nhà gỗ cổ truyền
Nhà gỗ Phúc Lộc là đơn vị chuyên thi công trọn gói các dự án nhà gỗ cổ truyền. Những công trình nhà gỗ được chúng tôi chuyên xây dựng bao gồm: nhà gỗ sân vườn, nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà từ đường, nhà thờ họ, đình chùa, miếu…Các dự án nhà gỗ cổ truyền phủ sóng trên nhiều tỉnh thành cả nước như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Tuy Hòa, Nghệ An…
Hệ thống xưởng nhà gỗ Phúc Lộc cách trung tâm Hà Nội 25km về hướng Tây. Ngay dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Tại xưởng luôn được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc, giàn cầu trục.
Thợ nhà gỗ Phúc Lộc được tuyển chọn kỹ lưỡng, có tay nghề cao, có trình độ nhất định về nhà gỗ cổ truyền. Các thợ đục chạm có đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn tạo nên những công trình có chất lượng nhất.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Xem thêm những video hay về nhà gỗ Phúc Lộc – Chàng Sơn
>Xem thêm những dự án thiết kế nhà cổ