Kẻ hiên là cấu kiện đóng vai trò quan trọng trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Ngoài tác dụng giúp nâng đỡ ngôi nhà, những mẫu hoa văn nhà gỗ cổ được chạm khắc trên các cấu kiện này còn thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống, cũng như tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn nhà. Mời quý vị theo dõi nội dung bài viết sau đây để cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu về ý nghĩa của những hoa văn đặc sắc trên cấu kiện kẻ hiên.
Vẻ đẹp của căn nhà gỗ 3 gian đã hoàn thiện thi công tại Hưng Yên
Kẻ hiên nhà gỗ cổ truyền là gì?
Kẻ hiên một bộ phận quan trọng của căn nhà gỗ cổ truyền, vị trí của kẻ hiên kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái, tạo một bộ khung chắc chắn nâng đỡ ngôi nhà. Bên cạnh đó, trên kẻ hiên phần mặt ngoài thường được chạm khắc nhiều mẫu hoa văn, họa tiết đẹp mắt giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà gỗ trở nên ấn tượng và nổi bật hơn. Tùy vào nhu cầu và sở thích của gia chủ mà lựa chọn các mẫu hoa văn trang trí kẻ hiên phù hợp.
Ý nghĩa một số mẫu hoa văn nhà gỗ trên cấu kiện kẻ hiên
Khác với những căn nhà hiện đại ngày nay, những căn nhà gỗ cổ truyền được đục chạm những đường nét hoa văn tinh xảo và cầu kỳ. Ẩn sâu trong mỗi mẫu hoa văn nhà gỗ cổ là cả một chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Một số hoa văn tiêu biểu thường được đục chạm trên cấu kiện kẻ hiên nhà gỗ như: họa tiết rồng hóa, phượng hóa, hoa sen, tứ quý, lá lật…
Từng nét hoa văn đều được chạm khắc tỉ mỉ bởi đôi tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa. Sau đây là ý nghĩa của một số mẫu hoa văn trên kẻ hiên:
Mẫu rồng, phượng hóa ở hoa văn nhà gỗ cổ
Hoa văn rồng, phượng hóa là mẫu hoa văn quen thuộc trong nhà gỗ cổ truyền. Rồng và phượng đều là những linh vật tượng trưng cho sự giàu sang, quyền quý. Theo quan niệm của ông cha ta, rồng là con trời, có thể làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Còn phượng tượng trưng cho sự đức hạnh, duyên dáng, thanh nhã, đồng thời cũng biểu thị cho âm dương hòa hợp. Vậy nên hình tượng rồng và phượng được đưa vào để chạm khắc trên kẻ hiên.
Tuy nhiên, vì hai mẫu hoa văn này đều có những đường nét tương đối cầu kỳ nên để thực hiện được các đường đục chạm này đòi hỏi nghệ nhân chạm khắc phải có kỹ năng thuần thục thì mới có thể đục ra bức tranh có hồn cốt.
Mẫu hoa sen hoa văn nhà gỗ cổ
Hoa sen là biểu tượng cho sự tinh khiết, thanh cao. Hoa sen cũng là quốc hoa Việt Nam, do vậy hình tượng bông hoa sen cũng được đưa vào để làm mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền. Mẫu hoa này được đục chạm trên các cấu kiện kẻ hiên nhà gỗ, tạo điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà.
Mẫu hoa văn này tương đối đơn giản, nhưng để thể hiện được rõ cái hồn và vẻ đẹp của bông sen thì người nghệ nhân cũng phải thật tinh tế để tạo ra những đường nét uốn cong mềm mại cho lá sen, nhị sen và các cánh hoa sen.
Với vẻ đẹp thanh khiết, hoa sen rất hay được khai thác cho những chi tiết đục chạm trong nhà gỗ cổ truyền. Hoa sen được chạm với nhiều trạng thái khác nhau như: khi nở xòe rạng rỡ, khi chúm chím nửa như muốn bung nở nửa như muốn thu lại hoặc khi còn là các nụ sen nhỏ xinh…
Hoa văn tứ quý
Ngoài những mẫu hoa văn kể trên thì mẫu hoa văn tứ quý cũng là một mẫu được chạm khắc phổ biến trên cấu kiện kẻ hiên của nhà gỗ cổ truyền. Tùng – Cúc – Trúc – Mai là đại diện cho bốn mùa ra hoa ra lá trong năm.
Mỗi loài hoa, loài cây trong bộ tranh tứ quý đều mang ý nghĩa khác nhau. Như cây tùng là biểu tượng cho sức mạnh, sự hiên ngang, mạnh mẽ. Hoa cúc là biểu tượng của sự vạn thọ, cây trúc là biểu hiện của người quân tử, anh dũng, còn hoa mai tượng trưng cho sự tươi mới, khởi đầu mới, tràn đầy sức sống.
Hoa văn lá lật
Hoa văn lá lật tuy đơn giản với những đường nét uốn lượn mềm mại nhưng lại có ý nghĩa rất sâu sắc. Lá lật đại diện cho sự tươi sáng, đổi mới và sức sống mãnh liệt. Mẫu hoa văn nhà gỗ cổ này tạo sự nhẹ nhàng cho không gian hiên nhà.
Những đường nét hoa văn họa tiết mây và lá lật uốn xoắn uyển chuyển đem lại cảm giác thư thái và dễ chịu cho người nhìn. Hoa văn này được các nghệ nhận đưa vào đục chạm nhiều trên kẻ hiên nhà gỗ.
Tầm quan trọng của hoa văn nhà gỗ cổ truyền
Những đường nét hoa văn họa tiết trang trí chạm khắc trên các cấu kiện của nhà gỗ cổ truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, giúp tạo điểm nhấn cho căn nhà gỗ mà chúng còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Nghệ thuật đục chạm hoa văn của ông cha ta được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là di sản văn hóa cần được trân trọng và bảo tồn. Đồng thời, những họa tiết hoa văn này còn mang nhiều nguyện ước, mong cầu và hy vọng về cuộc sống của con người dưới nếp nhà gỗ cổ.
>Xem thêm: Khám phá ý nghĩa hoa văn chữ “Thọ” ở nhà gỗ kẻ truyền 5 gian
Trên đây là ý nghĩa của các mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền, mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về các mẫu hoa văn này. Nếu quý vị có nhu cầu cần thi công nhà gỗ cổ truyền chuẩn kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ thì liên hệ ngay với Kiến Trúc Phúc Lộc qua số hotline phía dưới đây:
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp